X

Tìm hiểu nốt ruồi hình thành như thế nào?

Tìm hiểu nốt ruồi hình thành như thế nào?

Nốt ruồi là những chấm màu đen hoặc màu nâu, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể với số lượng nhiều ít khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu nốt ruồi hình thành như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Nốt ruồi là gì?

Nốt ruồi là những nốt nhỏ sẫm màu, thường có màu nâu hoặc đen, với hình tròn hoặc bầu dục, chúng xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm nhiều nốt liền kề ở trên da. Nốt ruồi có thể bị bắt gặp ở bất cứ đâu trên cơ thể như da đầu, móng tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mắt,…

Phần lớn nốt ruồi có ngay từ thuở còn nhỏ và thường hình thành trong khoảng 25 – 30 năm đầu đời. Nốt ruồi có thể có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, màu sắc và số lượng, có khi nhô cao lên hoặc có lúc sẽ mọc thêm lông. Bên cạnh đó, nốt ruồi cũng có thể mờ dần và từ từ biến mất.

Đọc thêm: Khám phá ý nghĩa nốt ruồi xương quai xanh của nam và nữ giới

Nốt ruồi hình thành như thế nào?

Nốt ruồi hình thành như thế nào?

Để hiểu về sự hình thành của nốt ruồi, trước tiên các bạn cần nắm rõ cấu trúc của da, cụ thể:

Cấu trúc da gồm 3 lớp:

– Biểu bì: Đây là lớp ngoài cùng và cũng là lớp da mỏng mà thường có thể quan sát được bằng mắt. Nó có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác động từ những yếu tố bên ngoài.

– Trung bì: Là lớp nằm dưới biểu bì, nó chứa các mạch máu, bạch huyết, đầu dây thần kinh, sợi cơ, tuyến dầu, mồ hôi, và nang lông.

– Hạ bì: Đây là lớp dưới cùng, một lớp mỡ dày với các mô liên kết. Hạ bì chứa các bạch huyết và nguồn cung cấp máu cho cơ thể.

Nguyên nhân hình thành nốt ruồi

Vậy nốt ruồi hình thành như thế nào? Các nốt ruồi thường được hình thành từ lớp biểu bì. Nốt ruồi xuất hiện do sự tăng sinh của các tế bào hắc tố melanocytes phát triển và phân bố không đều trên da.

Nguyên nhân hình thành nốt ruồi có khá nhiều, như:

– Do ánh sáng mặt trời làm nốt ruồi đen sẫm màu hơn.

– Tuổi dậy thì.

– Rối loạn nội tiết tố trong lúc mang thai.

– Do sử dụng một số loại thuốc chữa ung thư như vemurafenib, hay dabrafenib,…

– Trong quá trình điều trị ức chế miễn dịch.

Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa 3 nốt ruồi thẳng hàng

Các loại nốt ruồi

Theo các tài liệu y khoa, nốt ruồi có thể chia làm 3 loại:

  • Nốt ruồi thông thường: Đây là loại nốt ruồi phổ biến nhất, chúng có kích thước nhỏ, sẫm màu và lành tính. Các cạnh của loại nốt ruồi này đều, cạnh rõ nét.
  • Nốt ruồi bẩm sinh: Nốt ruồi này thường được phát hiện ngay từ khi mới sinh, còn được gọi là vết bớt. Nhóm nốt ruồi kiểu này có khả năng cao phát triểm thành u ác tính nên cần theo dõi nếu có sự thay đổi bất thường xảy ra.
  • Nốt ruồi loạn sản: Loại nốt ruồi này còn được gọi là nốt ruồi không điển hình. Chúng thường lớn hơn 5mm, các đường viền bao quanh nhạt màu, màu sắc không đồng đều và hình dạng bất thường. Nốt ruồi loạn sản có nhiều nguy cơ trở thành ung thư da.
Phương pháp tẩy nốt ruồi hiệu quả

Phương pháp tẩy nốt ruồi hiệu quả

Có một số nốt ruồi xuất hiện ở những vị trí ảnh hưởng đến thẩm mỹ, các bạn có thể tẩy để tự tin hơn khi giao tiếp. Tuy nhiên nên lưu ý những nốt ruồi bất thường, có thể cảnh báo ung thư hắc tố cần thăm khám để xác định rồi mới đưa ra quyết định.

Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay

– Tẩy nốt ruồi bằng tia laser: là kỹ thuật sử dụng các chùm tia laser chiếu trực tiếp vào nốt ruồi, phá vỡ các tế bào da cấu tạo nên nốt ruồi. Phương pháp này chỉ mất vài phút, xong vẫn có thể bảo tồn các mô xung quanh nguyên vẹn.

– Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp đốt điện: Dòng điện phá hủy mô nốt ruồi, nhưng nó cũng dễ gây tổn thương cho vùng da xung quanh.

– Tẩy nốt ruồi bằng cách sử dụng hóa chất: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để chấm lên nốt ruồi. Tuy nhiên, nếu làm tại các nơi không uy tín, có khả năng sẽ gây bỏng da, lõm trên da.

– Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp tiểu phẫu: Thường dùng cho trường hợp nốt ruồi to và nổi lên da, gồ ghề, sần sùi, ăn sâu dưới da. Trước khi tiến hành tiểu phẫu, các bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra đây có phải nốt ruồi ác tính không.

Cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi

– Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

– Nên có chế độ ăn uống phù hợp để không ảnh hưởng đến vết thương và giảm việc hình thành sẹo lồi.

– Không ăn hải sản để giảm việc da bị kích ứng, khó chịu.

– Tránh ăn đồ nếp vì dễ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành.

– Không nên tiếp xúc với ánh nắng.

– Không dùng mỹ phẩm khi vết thương chưa lành.

Trên đây là những thông tin giải đáp nốt ruồi hình thành như thế nào mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về những loại nốt ruồi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu cần thêm thông tin nào về nốt ruồi các bạn có thểm truy cập mục Tin Tức và tìm hiểu thêm nhé!

Rate this post
hanhthuy:
Related Post