Thi vào lớp 10 – chặng đường chạy đua nước rút của các thí sinh

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là cuộc đua không hồi kết của các bạn học sinh trung học cơ sở, việc mà có thể vào được một ngôi trường tốt hay theo cách gọi của các vị phụ huynh là trường chuyên lớp chọn thì sẽ là một bệ phóng, giúp cho các em có thời gian học tập và chuẩn bị kiến thức kỹ càng hơn để bước vào kỳ thi quan trọng, quyết định bước ngoặt của cuộc đời.

Vậy nên khi nhu cầu ôn luyện của học sinh khá cao, việc các em phải đi học sáng chiều tối để chuẩn bị thi là chuyện hoàn toàn bình thường. Các giáo viên ngữ văn cho rằng, môn Văn thường ngày không ai đi học thêm nhưng trong mùa ôn thi vào lớp 10 mới dạy được. Khá nhiều phụ huynh đặt niềm tin vào những giáo viên dạy văn cấp 3 vì bài làm của các em được các cô chấm, nên mặc dù giá học phí có cao như thế nào thì họ vẫn cố gắng để con mình theo học bằng được.

Một giáo viên dạy văn là phó hiệu trường của trường cấp 3 từng đứng lớp dạy thêm với giá là 400 ngàn đồng/ buổi mặc dù thời gian dạy chỉ có 1 tiếng rưỡi. Như vậy chỉ cần dạy 8 buổi 1 tháng là cô giáo có thể thu tiền tháng là 3 triệu đồng/ tháng. Nên với giá cao ngất ngưởng như vậy các bậc phụ huynh cũng chỉ dám cho con mình học 2 tháng trước khi thi ” cho nó chắc ” mà thôi.

         Thi vào lớp 10 cuộc đua không hồi kết

Một phụ huynh bật mí rằng gia đình có nguyện vọng cho con theo học ở các trường chuyên, nên để bồi dưỡng kiến thức thì gia đình phải thuê giáo viên về dạy kèm cho con với học phí vô cùng đắt đó, chỉ có mùa ôn tập mà đã phải chi đến 20 triệu đồng, ôn thi gấp rút học sinh cũng phải học kiểu tăng tốc vừa học lý thuyết vừa kết hợp với thực hành, đồng thời các giáo viên cũng buộc các em phải học hàng chục bài văn mẫu.

Để làm mới giáo án của mình nhiều giáo viên đã sưu tầm được những cuốn văn mẫu độc đáo, hoặc tự mình biên soạn ra, nhiệm vụ của các em là khi gặp phải những đề văn tương tự thì chỉ việc viết ra, đương nhiên nếu trúng tủ thì điểm sẽ cao bất ngờ. Với nhiều bậc phụ huynh giáo viên dạy giỏi không phải là giáo viên bồi dưỡng được nhiều kiến thức mà là các giáo viên dạy cho con họ trúng tủ, ôn trúng để và nhiều học sinh đã ôn ở đó mà đạt điểm cao.

 Dù vẫn ôn tập tất cả kiến thức cơ bản theo hướng dẫn chung thì thời gian gần ngày thi bao giờ những thầy cô này cũng “nước rút” và gói gọn lại vài ba tác phẩm “tủ” để trò làm cẩm nang lên đường ứng thí. Với kiểu học nhồi sọ và mớm bài như thế, các em thi xong (dù điểm cao) thì bao nhiêu kiến thức cũng trả lại hết cho thầy.

Có lẽ do kinh nghiệm ôn thi nhiều năm cùng sự nhạy bén nên có một số thầy cô có tài ôn trúng tủ mà tỷ lệ lên đến 70%. Dù vẫn ôn tập tất cả kiến thức cơ bản theo hướng dẫn chung thì thời gian gần ngày thi bao giờ những thầy cô này cũng “nước rút” và gói gọn lại vài ba tác phẩm “tủ” để trò làm cẩm nang lên đường ứng thí. Với kiểu học nhồi sọ và mớm bài như thế, các em thi xong (dù điểm cao) thì bao nhiêu kiến thức cũng trả lại hết cho thầy.

Nhìn các em học mùa thi mà thấy thương. Người ta hay nói “cày đêm” nhưng được “ngủ ngày” còn học trò của chúng ta hiện nay vẫn đang “học ngày, học đêm” và chỉ ngủ chập chờn nửa giấc.

Một nghịch lý đang tồn tại ở ngành giáo dục chúng ta. Không chấm điểm và không thi như tiểu học, không thi tốt nghiệp lớp 9 thì trò lơ là chẳng buồn học. Mà tổ chức kì thi thì “học đến chết luôn”. Phải chăng ngành giáo dục của chúng ta đang thiếu đi một công cụ đánh giá thật sự về chất lượng của học sinh?

5/5 - (1 bình chọn)

bigcove

Next Post

Thí sinh nên đăng ký nguyện vọng bao nhiêu thì phù hợp

T7 Th3 24 , 2018
Cuối tháng 6/2018 kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ diễn ra. Thời điểm này là thời điểm khó khăn cho thí sinh đăng ký nguyện vọng dự thi để đảm bảo được quyền lợi của bản thân. Tháng 1/2018 Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức công […]

You May Like